0

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ đi học | Safe and Sound

Một số người lầm tưởng về việc chỉ những học sinh lười biếng mới có cảm giác sợ đến trường. Tuy nhiên, các bác sĩ tâm lý cho biết, việc trẻ có cảm giác sợ hãi quá mức về việc đi học có thể là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng sợ đi học.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Hội chứng sợ đi học là gì?

Đôi khi, trẻ nhỏ có các hành vi trốn học, từ chối đến trường, thậm chí giả bệnh để được ở nhà. Đây là những hành vi thường thấy ở trẻ trong độ tuổi học đường và đôi khi xảy ra ở cả sinh viên. Những hành vi này được bác sĩ tâm lý xem là bình thường vì nhiều trẻ không thích đi học và cảm thấy việc học nhàm chán, không hứng thú bằng các hoạt động khác.

Các bác sĩ tâm lý đã cho biết, việc trẻ không thích đến trường, luôn tìm mọi cách để trốn tránh đi học chưa hẳn là biểu hiện của lười biếng ở trẻ nhỏ mà có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ đi học - Didaskaleinophobia. Những người mắc hội chứng này thường có nỗi sợ kéo dài dai dẳng về việc phải đến trường, đi học.

Ảnh 1: Hội chứng sợ đi học khiến trẻ luôn tìm cách để không phải tới trường

Một số người lầm tưởng rằng chỉ có những học sinh yếu kém, lười biếng mới mắc phải hội chứng sợ đi học. Nhưng trong thực tế bác sĩ tâm lý nhận thấy rằng, bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải hội chứng này và thậm chí, những em học sinh có thành tích xuất sắc lại càng có xu hướng phát triển hội chứng này hơn so với bình thường.

2.   Biểu hiện của hội chứng sợ đi học

Cảm giác chán học, không muốn đến trường thường xuất hiện ở rất nhiều trẻ nhỏ. Bác sĩ tâm lý cho biết, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác lười biếng, không thích việc phải đi học.

Tuy nhiên, đối với những người mắc phải hội chứng sợ đi học, các biểu hiện sẽ trở nên đặc trưng, xuất hiện một cách liên tục với mức độ nghiêm trọng, dữ dội hơn so với bình thường. Cảm giác sợ đi học bao trùm lên tâm trí và ảnh hưởng đến hành vi của nhiều trẻ nhỏ, khiến trẻ khó có thể kiểm soát và khống chế hiệu quả.

Các biểu hiện thường gặp ở người mắc chứng sợ đi học gồm:

  • Trẻ sợ phải đến trường, kể cả trong suy nghĩ. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, nỗi sợ dai dẳng, quá mức và bản thân trẻ không thể kiểm soát. Đi kèm là cảm giác lo lắng, hoảng loạn, bất an và nhiều có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
  • Ý nghĩ phải đến trường có thể kích hoạt sự ám ảnh và gia tăng mức độ của nỗi sợ. Trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách la hét, khóc lóc và bám víu lấy bố mẹ.
  • Theo bác sĩ tâm lý, trẻ mắc chứng Didaskaleinophobia có xu hướng né tránh việc đến trường và hạn chế đề cập đến trường học trong các cuộc trò chuyện. Trẻ có thể giả ốm và tìm mọi cách để không phải đến trường.

Ảnh 2: Trẻ không thể tập trung, khó duy trì kết quả học tập

  • Một số trẻ có các hành vi cực đoan như tự gây tổn thương các bộ phận trên cơ thể, giấu sách vở,...
  • Trẻ có thể khóc lóc cả đêm hôm trước vì biết rằng ngày mai sẽ phải đến trường.
  • Khi nhắc đến việc đi học hoặc phải đến trường, các triệu chứng thể chất như khô miệng, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, run rẩy,… có thể được kích hoạt.
  • Thanh thiếu niên cũng có thể mắc hội chứng sợ đi học. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý cho biết, trẻ trong độ tuổi này ít chia sẻ nỗi sợ với bố mẹ. Thay vào đó, trẻ sẽ thực hiện hành vi trốn học, giả bệnh,… nhằm mục đích không phải đến trường.
: Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ đi học | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound